Bọ xít là côn trùng nguy hiểm và có tính phá hoại cao trong ngành nông nghiệp cây trồng và chăn nuôi. Không những vậy, bọ xít còn cắn và hút máu gây ra các căn bệnh truyền nhiễm gây hại đến sức khỏe con người. Khi bị côn trùng có độc như bọ xít cắn thì chúng ta cần phải biết một số cách sơ cứu vết thương, tiêu diệt tạm thời hoặc phòng ngừa bọ xít quay trở lại. Vậy những đặc điểm của con bọ xít trông như thế nào và cách xua đuổi, phòng ngừa chúng ra làm sao? Xin mời bạn đọc cùng xem qua bài viết chi tiết bên dưới nhé!
Tìm hiểu về con bọ xít
Đặc điểm, hình dáng con bọ xít
Bọ xít cắn người và hút máu là một loài côn trùng có kích thước nhỏ thuộc bộ cánh nửa có tên khoa học là Pentatomidae, nó có tên thông thường là bọ ám sát, bọ hôn,...Loại côn trùng này sống nhờ máu động vật có xương sống, một số khác có thể hút máu các loài động vật không xương sống.
Loại bọ xít cắn người này có màu nâu sẫm, con trưởng thành dài khoảng 3,5cm. Phần bụng của chúng dẹp, không tròn. Có sọc vàng cam ở hai bên thân. Bọ xít thường hoạt động mạnh mẽ nhất vào ban đêm, chúng sẽ bị thu hút mạnh mẽ bởi mùi tóc, da hay mồ hôi.
Bọ xít hút máu sống ở đâu
Loại bọ xít này thường sống tụ tập thành tổ, xuất hiện nhiều lần lượt tại châu Mỹ, châu Úc, châu Phi và châu Á thì sẽ hiếm gặp hơn. Chúng thường được thấy nhiều vào mùa hè, nhất là ở những nơi có độ ẩm thấp, nếu nơi đó tối thì chúng càng thích trú ngụ.
Bọ xít thường đẻ trứng ở thành giường, thành tủ hay ẩn trú ở những đống gỗ ẩm, trứng của chúng có màu trắng ngà và có kích thước khoảng chừng 1mm - 1,5mm. Ở mỗi lứa sinh sản, bọ xít đẻ từ 150 đến 200 trứng, sau đó 20 ngày toàn bộ số trứng sẽ nở thành bọ xít non và chúng lớn dần thành bọ xít trưởng thành.
Những nguy cơ gây hại từ bọ xít
Hiện nay có rất nhiều loại bọ xít khác nhau, nhưng nhìn chung chúng ta có thể phân thành 3 loại chính: Nhóm có lợi , nhóm gây hại cho cây trồng (thường bắt gặp lúc vào mùa trên nhãn, lúa..., nhóm gây hại sức khỏe gia súc và con người (thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm).
Bọ xít cắn người, vật nuôi, hút nhựa cây nhằm để phục vụ cho quá trình sinh sản của chúng thuận lợi hơn. Khi bị bọ xít cắn, chúng gây ra các bệnh lây nhiễm cho con người, vật nuôi và làm giảm năng suất của cây trồng. Cụ thể chúng gây ra những hậu quả:
- Chúng phá hoại mùa màng: Bọ xít bám vào nhánh, quả non, hút nhựa cây khiến cho quả khi thu hoạch sẽ bị bệnh, sần sùi, biến dạng, mất vị, giảm hương thơm, giảm năng xuất hoặc chết.
- Bị ngộ độc do bọ xít: Trong cơ thể bọ xít có dịch độc, lỡ ăn phải dịch này có thể khiến ta tụt huyết áp, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, tệ hơn có thể khiến tử vong.
- Cắn và hút máu: Ở giai đoạn phát triển, bọ xít cần ký sinh, hút máu người và động vật để phục vụ quá trình sinh sản, quá trình hút máu có khả năng sẽ truyền rất nhiều bệnh thông qua vết chích. Vì vậy, khi bị bọ xít cắn sẽ tăng nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Sơ cứu khi bị bọ xít cắn
Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu
Đầu tiên, với người bị bọ xít cắn, vết cắn thường mẩn đỏ nhẹ như những vết côn trùng khác đốt, vết to thành một mảng hình tròn có đường kính khoảng 1-1,5cm trong vòng 2-5 ngày. Mảng đỏ này thường sưng và nhô lên, thậm chí có khả năng mưng mủ. Người bị cắn sẽ bắt đầu có cảm giác ngứa rát, đau buốt tại mảng đỏ.
Một số trường hợp khác có những triệu chứng nặng hơn như chóng mặt, đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, run rẩy, choáng váng, ớn lạnh,...Nếu xuất hiện những triệu chứng này, bạn ngay lập tức cần đi đến các cơ sở y tế gần để được xử lý kịp thời, khám và điều trị, tránh trường hợp phản ứng sốc phản vệ gây nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Sơ cứu khi bị bọ xít cắn
Con bọ xít này khá giống với loài muỗi, chúng sử dụng một chiếc vòi để đâm vào da thịt mềm và bắt đầu hút máu, vì vậy những vết cắn được tìm thấy chủ yếu ở vùng mặt, cổ,...
Khi phát hiện bị bọ xít cắn, bạn cần phải sơ cứu tạm thời, cơ bản và quan sát sau đó thêm có xuất hiện những biến chứng nào khác nghiêm trọng hơn không. Những bước sơ cứu đơn giản như sau:
-
Rửa ngay vết cắn bằng xà phòng kháng khuẩn dưới vòi nước sạch, tiếp theo dùng oxy già hoặc thuốc sát khuẩn để sát trùng tạm thời vết thương.
-
Không gãi hay ma sát với vị trí vết cắn để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng.
-
Bạn nên dùng thêm thuốc kháng sinh chống viêm, giảm đau và chống dị ứng nếu vết thương mưng mủ.
-
Theo dõi dấu hiệu bất thường khác và nếu trở nặng cần đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Lưu ý khi diệt bọ xít
Khi phát hiện bọ xít cắn hay nhìn thấy bọ xít, bạn thường giết chúng bằng cách lấy một vật đập vào chúng để chúng chết. Tuy nhiên, bạn nên giết chung ở khu vực bên ngoài nhà bạn, bởi lẽ mùi của bọ xít sẽ thu hút đồng loại của chúng tập trung lại.
Phương pháp phòng ngừa bọ xít vào nhà
Bọ xít độc cắn người, hút máu là loài côn trùng có kích thước tuy nhỏ nhưng lại rất hại, chính vì vậy việc phòng tránh chúng vẫn là tốt hơn xử lý chúng, điều này quan trọng với gia đình có trẻ nhỏ.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi giúp ngăn bọ xít bay vào nhà
Gia đình nên thường xuyên vệ sinh vị trí như thành giường, thành tủ, để nơi ở, nơi sinh hoạt thông thoáng. Cần sử dụng thêm những loại cửa lưới chống côn trùng để ngăn chặn muỗi hay các loài bọ xít độc hút máu.
Sử dụng hóa chất diệt bọ xít
Bạn có thể sử dụng các loại hóa chất như: Permethrin 50 EC, Alphacypermethrin 10 SC,…để phòng chống bọ xít hút máu một cách hiệu quả theo hướng dẫn trên bao thuốc. Pha thuốc với nước theo tỷ lệ khuyến cáo và bắt đầu phun xịt thuốc theo định kỳ để đảm bảo được nhà bạn không còn bọ xít cắn người. Bạn có thể liên hệ với Diệt côn trùng 5s để nhận được tư vấn cụ thể nhất về quy trình cũng như loại thuốc diệt bọ xít phù hợp với nhà, công trình của bạn nhất.
Ngoài ra còn có một số biện pháp tự nhiên, thủ công có thể xua đuổi bọ xít cắn người, nhưng nếu bạn kết hợp cùng phương pháp với nhau thì hiệu quả phòng chống sẽ cao hơn nhiều.
-
Xịt tinh dầu bạc hà, tỏi vào những điểm bọ xít có thể xuất hiện như nơi tối và ẩm, thành giường, thành tủ.
-
Sử dụng bẫy côn trùng đơn giản.
-
Lập kế hoạch dọn dẹp môi trường xung quanh theo chu kỳ.
Trên đây là những thông tin liên quan và cụ thể của loại bọ xít cắn người. Nếu bạn đoc có thêm thắc mắc hoặc gnhaf của bạn đnag xuất hiện loại bọ xít này thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi - Diệt Mối Đà Nẵng để được tư vấn và tì ra phương pháp tiêu diệt bọ xít phù hợp nhất trước khi chúng gây phiền toái đến bạn nhé!
- 8 mẹo diệt mối đà nẵng bằng phương pháp dân gian (20.03.2020)
- Cách tiêu diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ra khỏi nhà hiệu quả (19.03.2020)
- Tuyệt chiêu đuổi muỗi ra khỏi nhà trong mùa dịch sốt xuất huyết (18.03.2020)
- Mẹo diệt ruồi giấm trong nhà bếp cực hay ít ai biết (17.03.2020)
- Dịch vụ diệt gián Đức nhanh và hiệu quả nhất hiện nay (16.03.2020)
- Hướng dẫn phòng chống mối cho nền móng công trình xây dựng (14.03.2020)
- Cách đuổi chuột trong nhà hiệu quả nhất (13.03.2020)
- Cách diệt kiến trong nhà bếp đơn giản mà hiệu quả (12.03.2020)
- Có nên diệt mối cho khung cửa gỗ hay không ? (11.03.2020)
- Cách diệt bọ chét đơn giản đến bất ngờ (10.03.2020)