Ruồi cánh bướm hay còn gọi là ruồi cống thuộc họ diptera. Ruồi cống - loài côn trùng khó chịu và gây phiền toái - thường được thấy xuất hiện trong nhà vệ sinh gây bệnh tật và gây mất vệ sinh. Với sự hiện diện không mời của ruồi cống trong cuộc sống hàng ngày, chúng trở thành những vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc tiêu diệt ruồi cống không chỉ đơn giản là vấn đề tạm thời, mà còn là một cuộc chiến liên tục trong việc duy trì môi trường sống trong sạch và an toàn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các cách tiêu diệt ruồi cống hiệu quả và an toàn. Hãy cùng nhau 5S tìm hiểu về cách loại bỏ ruồi cống và tạo ra một môi trường sống an toàn cho cả gia đình của bạn nhé!
Tìm hiểu về ruồi cánh bướm
Ruồi cánh bướm hay còn gọi là ruồi cống, chúng có kích thước nhỏ hơn so với loài ruồi thông thường từ 0,5cm - 0,7cm, chúng ngắn và có thân hình tròn trịa. Ruồi cánh bướm thuộc họ Psychodidae (Newman, 1834), vì vậy ta dễ nhận dạng chúng thông qua đôi cánh rộng gần giống con bướm, toàn thân hơi xám và nhiều lông.
Ruồi cánh bướm trưởng thành thường sinh hoạt vào ban đêm, chúng bị thu hút bởi nơi có ánh sáng và mùi hôi bốc ra, nơi có lượng oxy thấp, đặc biệt là nơi có ống cống, ống thoát nước, nhà vệ sinh,...Chúng ăn chất hữu cơ và nước thải. Ruồi cống không cắn hay truyền dịch bệnh nhưng sự xuất hiện của chúng gây sự phiền toái và khó chịu về mặt vệ sinh cho không gian sinh hoạt.
Khả năng bay của ruồi cánh bướm rất kém, vì vậy việc dùng tay hay vật dụng tác động vật lý vào chúng chỉ khiến chúng ta phải dọn dẹp, làm mất vệ sinh hơn.
Suy cho cùng, tuy loài ruồi cánh bướm không cắn, đốt hay truyền bệnh như loài muỗi nhưng chúng mang lại cảm giác khó chịu khi bay, khi chúng đậu trên tường, vòi nước, bồn tắm, bồn rửa, trong nhà vệ sinh, tuy nhiên, dù có khó chịu đến đâu thì bạn cũng không nên dùng tay trực tiếp chạm vào xua đuổi hay tiêu diệt chúng để tránh những nguy cơ về sức khỏe đáng tiếc có thể xảy ra.
Đặc điểm sinh sản của ruồi cánh bướm
Ruồi cống đặc biệt sinh sản, phát triển vô cùng nhanh. Con ruồi cái đẻ trứng (từ 30 đến 100) ngay phía trên dòng nước bên trong cống ẩm, sau gần 48 giờ đồng hồ chúng sẽ nở và trở thành ấu trùng ruồi. Giai đoạn ấu trùng sẽ kéo dài từ 9 đến 15 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Giai đoạn nhộng trong khoảng 40 đến 72 giờ, nhộng tiếp tục lột xác và trở thành con ruồi cống trưởng thành với đôi cánh to dạng mái vòm.
Chúng sẽ sống được trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, nhưng nếu nơi đó có điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ sống lâu hơn. Có những con trưởng thành sống được khoảng 20 ngày.
Dấu hiệu nhận biết ruồi cánh bướm
Ta dễ dàng nhận biết được sự tồn tại của ruồi cánh bướm hay đoán được khu vực nơi chúng đẻ trứng nhờ vào việc quan sát thấy các con ruồi cống trưởng thành thường xuyên xuất hiện gần khu vực đó, có thể ở nhà hay địa điểm công cộng.
Cách xua đuổi và diệt ruồi cánh bướm hiệu quả, an toàn
Bạn có thể phân khu vực như đường ống cống, khu vực tường nhà vệ sinh, tường phòng ngủ, phòng khách hay khu vực bồn rửa bếp,...và áp dụng những phương pháp phù hợp với mỗi khu vực như sau:
Đặt bẫy ruồi cống bằng dầu ăn
Mùi dầu ăn sẽ thu hút loài ruồi cánh bướm và chúng sẽ bay đến. Nhờ vậy, bạn có thể lấy một tấm bìa carton quét một dầu ăn dày trên trên và đặt ở nơi có ruồi cống bay qua. Lớp dầu sẽ thu hút và nó sẽ giữ chân ruồi khi chung bám vào…
Phương pháp này phù hợp với gia đình ngại dùng hóa chất, vừa dễ dàng, an toàn mà cũng có thể diệt được ruồi cống. Phương pháp này có thể áp dụng tại các khu vực gần nhà bếp, nhà vệ sinh, thích hợp khi ruồi cánh bướm bay gần bóng đèn trên cao, trên tường.
Tiêu diệt triệt để ruồi cánh bướm bằng thuốc chuyên dụng
Diệt ruồi cánh bướm bằng phương pháp hóa học. Bạn lựa chọn và hòa tan thuốc cùng với nước theo tỉ lệ khuyên dùng trên bao bì sản phẩm. Sau đó bạn dùng bình phun xịt thông thường hoặc bình phun ULV để phun khắp nhà, trực tiếp đổ thẳng vào khu vực có đường ống cống, ống rãnh. Môi trường sinh sản của chúng thường nằm ở khu vực này nên do đó việc làm này sẽ giúp giết sạch các loại ấu trùng ruồi hiệu quả.
Cách này giúp chúng ta diệt nhanh, gọn, không tốn nhiều sức lực nhưng bạn cần cẩn thận khi lựa chọn thuốc và sử dụng bình phun xịt chuyên dụng. Diệt Côn Trùng 5s giới thiệu bạn một số loại thuốc phổ biến an toàn, dễ sử dụng hiện nay:
- Fendona 10SC: Thuốc diệt muỗi và côn trùng của CHLB Đức
- Ferdona FMC 20SC: Thuốc diệt muỗi và côn trùng của FMC Mỹ
- Map Permethrin 50EC: Thuốc diệt muỗi và côn trùng của Hockley, Anh Quốc
- Perme UK 50EC: Thuốc diệt muỗi và côn trùng nhập khẩu từ Anh Quốc
- Icon 2.5CS: Thuốc diệt muỗi và côn trùng Syngenta, Thụy Sĩ
Phòng ngừa ruồi cánh bướm quay lại
Sau khi tiêu diệt những con trưởng thành, bạn đã hạn chế được sự sinh sôi của loài côn trùng này. Tuy nhiên trứng và ấu trùng của nó vẫn còn đang hiện hữu đợi chờ thời điểm thích hợp và quay lại xâm nhập vào nhà bạn. Chính vì vậy, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể nhằm giảm thiểu khả năng tái lại. Một số biện pháp đó có thể là:
- Thường xuyên vệ sinh thành cống, nơi thoát nước bồn rửa, bồn cầu, nhà tắm… luôn để nhà vệ sinh khô ráo, không đọng nước.
- Dùng nắp đậy miệng cống lại, giúp ngăn mùi hôi và có thể ngăn ruồi cánh bướm bay lên.
- Dọn dẹp những nơi ẩm ướt, rác thải xung quanh nhà… tạo môi trường thông thoáng, loại bỏ môi trường lý tưởng cho ruồi cánh bướm đẻ trứng và phát triển.
Ruồi cánh bướm là một loài côn trùng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Do đó, bạn phải luôn giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ để phòng ngừa chúng xuất hiện hay quay trở lại. Bạn đọc cần tư vấn về các sản phẩm diệt ruồi cánh bướm có thể liên hệ ngay với Diệt Côn Trùng 5s Đà Nẵng nhé!
- Diệt mối mọt tường nhà và bí quyết không phải ai cũng biết (09.03.2020)
- Cách đuổi sạch ruồi ra khỏi nhà bằng phương pháp tự nhiên (06.03.2020)
- Diệt tận gốc rệp giường và ngăn chúng quay lại bằng các cách đơn giản (05.03.2020)
- Cách giúp bạn tiêu diệt chuột nhanh chóng mà không cần dùng thuốc (04.03.2020)
- Các biện pháp phòng tránh và diệt muỗi trong mùa mưa (03.03.2020)
- Hướng dẫn cách diệt gián cho tủ bếp hiệu quả và an toàn (02.03.2020)
- Chia sẻ cách diệt kiến hôi trong nhà nhanh như chớp (29.02.2020)
- Phun thuốc muỗi bao lâu thì được vào nhà ? (28.02.2020)
- Cách diệt mối gỗ khô và những thông tin cần biết (26.02.2020)
- 5 mẹo diệt côn trùng hiệu quả nhanh mà bạn phải biết (24.02.2020)