Rệp là loài côn trùng đốt máu gây ra sự khó chịu cho con người. Vậy loài rệp này có đặc điểm gì và cách phòng, chống như thế nào?Hãy cùng dietcontrung5s.com theo dõi bài viết sau đây nhé !
* Đặc điểm của loài rệp hút máu
Họ rệp (Cimicidae) thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) giống như họ bọ xít. Chúng gồm 2 chi là loại rệp giường, hay hút máu người và một chi thường thấy trong các tổ chim hoặc trên lá cây và thường hút máu của loài chim, hiếm gặp trong nhà ở của người.
Rệp phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, thanh trùng và con trưởng thành. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế…; có khi nó đẻ vào cả giấy, vải… Trứng rệp có thể phát triển tốt ở gỗ, đất… và rất kém phát triển ở trong nước.
Thanh trùng phải trải qua 4 lần lột xác, hình thể rất giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, cơ quan sinh dục chưa hình thành, các đốt bàn chân chưa rõ, râu ngắn. Để lột xác và phát triển, thanh trùng cần hút no máu.
Ở nhiệt độ từ 14-18 độ C, trứng cần khoảng 21-22 ngày mới nở; ở nhiệt độ từ 22-26oC, cần khoảng 8-9 ngày nhưng ở nhiệt độ từ 35-37oC nó chỉ cần khoảng 5-6 ngày. Ở nhiệt độ dưới 14oC, trứng không phát triển được.
Ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, có đủ thức ăn, rệp cần khoảng 28 ngày để hoàn thành vòng đời. Với nhiệt độ không thích hợp, thức ăn không đủ, vòng đời của rệp kéo dài tới 6-10 tuần hoặc lâu hơn.
Cả thanh trùng và rệp trưởng thành đều hút máu. Sau khi hút máu khoảng 2 ngày, rệp cái đẻ trứng. Nó đẻ liên tiếp trong 5 ngày, sau đó lại tiếp tục hút máu. Rệp thường hút máu vào ban đêm nhưng khi đã nhịn đói lâu nó có thể hút máu cả ban ngày. Rệp chỉ hút máu để sống và phát triển, không ăn chất gì khác ngoài máu. Thời gian hút máu của rệp trưởng thành khoảng 15 phút, mỗi lần hút khoảng 15mg máu. Thanh trùng chỉ hút máu trong khoảng 1 phút, mỗi lần hút khoảng 1/3mg máu.
* Cách diệt rệp hút máu hiệu quả, phòng trừ rệp sáp
Diệt rệp hút máu bằng hóa chất
Dùng thuốc diệt mối Mapsedan pha loãng tỉ lệ 3% + Thuốc diệt muỗi Permecide 50EC tỉ lệ 10% lắc đều cho hai loại thuốc hòa tan vào nhau sau đó dùng máy phun muỗi ULV phun trực tiếp vào các vị trí trú ẩn của rệp như sạp giường, các cạnh thang giường. Sau khi phun xong đợt một khoảng hai ngày sau tiếp tục phun đợt hai để diệt nốt những con rệp còn sót lại.
Lưu ý không nên sử dụng ngay giường chiếu khi vừa phun, mới xử lý rệp mà phải cách ly ít nhất 1 ngày vì thuốc Mapsedan mùi khó chịu và tồn hơi lâu. Tốt nhất là nên xử lý vào ngày nghỉ hoặc mua tạm bộ đồ dùng khác.
Các loại thuốc phun diệt rệp hút máu, côn trùng của công ty diệt côn trùng 5s là các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất nước ngoài với công nghệ hiện đại, đảm bảo hiệu quả lâu dài, nâng cao độ an toàn cho người, vật nuôi máu nóng.
Rệp sáp thường xuất hiện trên cây trồng hút nhựa cây, dinh dưỡng của quả khiến giảm năng suất quả, có thể làm chết cây.
Nên phun phòng trừ rệp sáp khi vào mùa xuân, độ ẩm cao, khi có bắt đầu dấu hiệu cần sớm phun loại trừ ngay.
* Công ty dịch vụ phun diệt rệp hút máu, rệp sáp phòng trừ côn trùng hiệu quả, uy tín:
Công ty diệt côn trùng 5s Đà Nẵng với nhiều năm kinh nghiệm đã giúp cho khách hàng trên cả nước phun phòng trừ, tiêu diệt các loại côn trùng hại như: ruồi, muỗi , diệt kiến, gián , mối mọt, … với hiệu quả lâu dài, an toàn, dịch vụ phun nhanh nhất đến ngay trong 30 phút cùng giá thành hợp lý, tối ưu nhất cho từng đối tượng. Từ hộ gia đình, nhà dân chung cư, trường học, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán kinh doanh, công ty, khu công nghiệp, văn phòng, kho hàng, trường học, vườn cây ăn quả…
Liên hệ ngay đến số hotline: 0989.225.989 - 0912.343.057 để được phục vụ nhanh nhất, tư vấn hướng dẫn cách phòng trừ diệt rệp hút máu, côn trùng.
- 8 mẹo diệt mối đà nẵng bằng phương pháp dân gian (20.03.2020)
- Cách tiêu diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ra khỏi nhà hiệu quả (19.03.2020)
- Tuyệt chiêu đuổi muỗi ra khỏi nhà trong mùa dịch sốt xuất huyết (18.03.2020)
- Mẹo diệt ruồi giấm trong nhà bếp cực hay ít ai biết (17.03.2020)
- Dịch vụ diệt gián Đức nhanh và hiệu quả nhất hiện nay (16.03.2020)
- Hướng dẫn phòng chống mối cho nền móng công trình xây dựng (14.03.2020)
- Cách đuổi chuột trong nhà hiệu quả nhất (13.03.2020)
- Cách diệt kiến trong nhà bếp đơn giản mà hiệu quả (12.03.2020)
- Có nên diệt mối cho khung cửa gỗ hay không ? (11.03.2020)
- Cách diệt bọ chét đơn giản đến bất ngờ (10.03.2020)