Rệp giường tại Đà Nẵng được coi như là bệnh dịch hạch của các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng có thể được loại trừ tận gốc nếu ta sử dụng đúng phương pháp.
Rệp giường là loài côn trùng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan khắp nơi, vô cùng khó tiêu diệt và gần như không thể kiểm soát. Chúng được xếp vào tốp 10 loại côn trùng gây hại bậc nhất ở khắp mọi nơi.
Tại sao rệp giường lại đáng sợ?
- Dù nhà cửa sạch sẽ thơm tho cũng không giúp bạn tránh được việc bị rệp xâm nhập. Chúng xuất hiện ngay cả ở phòng khách sạn 5 sao cao cấp, tàu du lịch, máy bay hay tàu hỏa sau đó bám vào quần áo hay hành lý của hành khách và theo họ về nhà.
- Rệp thường tấn công trong lúc bạn yếu ớt nhất. Chúng sẽ cắn bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào khi mà bạn không hoạt động trong một khoảng thời gian như lúc ngồi bất động trên ghế xem tivi, hay khi bạn bị hôn mê.
- Chỉ với 1 con đực và 1 con cái mà chúng có thể sinh sôi đến cả ngàn con trong vài tuần. Trước đây, nhiều thuốc trừ sâu như DDT đã được sử dụng để diệt rệp. Thật không may, chúng đã bị đột biến do việc sử dụng các hóa chất, và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không chỉ có vậy, chúng còn kháng đa thuốc trừ sâu.
- Khi đốt, rệp tạo ra một chất gây mê khiến bạn không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Rệp cũng thải phân của chúng ra ngay sau khi ăn, khiến cho vết cắn có thể trở nên sưng viêm và nhiễm trùng. Nếu để quá nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, sốc phản vệ, hen suyễn và phồng rộp da từng mảng. Ngoài ra khi đốt rệp còn truyền vi khuẩn MRSA - nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng da, bóng nước, nhiễm trùng máu...
- Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể "ngủ đông" trong hơn một năm. Và chúng sẽ thức giấc khi ngửi thấy hơi ấm từ cơ thể, khí CO2 khi bạn thở ra, nhất là khi bạn ngủ.
Làm thế nào để nhận biết có rệp trong nhà?
Rệp trưởng thành có kích thước nhỏ chỉ từ 5-9mm, mình dẹt, màu vàng nhạt, thân hình bầu dục. Ấu trùng rệp, rệp con có kích thước nhỏ hơn (khoảng 1.5mm), màu nhạt hơn. Sau khi hút máu chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra làm nó như lột xác thành một loại côn trùng khác. Đôi khi rệp giường tại Đà Nẵng bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ.
Vết chích của chúng rất dễ nhầm với các loại côn trùng như muỗi hay bọ chét. Đôi khi những vết này trông còn giống vết phát ban. Thậm chí có nhiều người không biết là mình đã bị rệp giường cắn.
Cách tốt nhất để tìm ra loại côn trùng này là dựa vào những dấu vết bên ngoài mà chúng để lại trên đệm, khung giường và các khu vực xung quanh giường bao gồm:
- Trứng và vỏ trứng: đường kính rất nhỏ (khoảng 1mm) màu trắng
- Xác ấu trùng bỏ lại sau khi chúng trưởng thành
- Những con rệp vẫn đang sống
- Những vết lỗ trên đệm hay ga trải giường do bị rệp nghiền nát
Làm thế nào để tiêu diệt rệp giường tại Đà Nẵng ?
- Ném tất cả ga trải giường, chăn, quần áo vào máy sấy ở nhiệt độ cao nhất. Nếu chỉ giặt theo cách thông thường thì sẽ không thể tiêu diệt được rệp giường.
- Khử trùng các vật phẩm và vùng có rệp ở 45oC trong vòng 1 giờ.
- Nếu làm lạnh chăn màn, ga giường... dưới -19oC thì cần ít nhất là 4 ngày. Máy lạnh lắp đặt thông thường không đủ lạnh để có thể diệt hết được loại côn trùng này.
- Với những món đồ không thể giặt giũ thì cẩn thận bọc tất cả lại và đem vứt ở nơi cách xa khu vực bạn sinh sống.
- Hút bụi cẩn thận: Trước khi hút bụi, bạn nên dùng bàn chải cứng để chà lên nệm, vỉa hết rệp và trứng rệp tồn tại ở nệm. Hoặc có thể dùng máy hút bụi nhỏ hút bụi trên cả hai mặt đệm. Hút bụi kĩ càng ở khu vực giường ngủ và xung quanh. Sau khi hút bụi, lập tức đặt túi máy hút bụi vào một túi nilon và di chuyển nhanh ra thùng rác ngoài.
- Diệt bằng tinh dầu: Tinh dầu trà xanh, tinh dầu cây tuyết tùng và tinh dầu cam rất có ích trong việc diệt bọ rệp. Trộn tinh dầu với chút nước và xịt chúng ở khắp không gian xung quanh bạn.
- Loại bớt "nhà ở" của rệp: Rệp không cần phân biệt nơi sạch sẽ hay bừa bộn. Nhưng việc dọn đống đồ thừa dưới gầm giường sẽ giúp giảm bớt chỗ trú ẩn cho rệp. Bạn đừng quên sửa lại những vết nứt trên tường hay ở thành giường. Dùng thạch cao trát lại chỗ hở trên tường; dán hoặc che những vết nứt ở thành giường.
- Mua loại vỏ nệm và áo gối chống thấm. Loại này đặc biệt không có đường may và các ngóc ngách khác để rệp có thể ẩn nấp. Chúng có thể ngăn chặn rệp giường xâm nhập vào gối và nệm, hơn nữa cũng dễ giặt.
- Mua bát cách ly và kê dưới bốn chân giường. Những chiếc bát này sẽ ngăn chặn rệp bò lên giường. Nếu không mua được loại bát này, bạn có thể dùng bát hoặc đĩa nhựa để thay thế. Đổ nước xà phòng vào bát để dìm chết mọi con rệp táo tợn bò lên giường.
Để tiêu diệt rệp giường tại Đà Nẵng cần rất nhiều thời gian. Do đó, khi phát hiện ra rệp giường ẩn nấp trong nhà, hãy lên một lịch giặt giũ và dọn dẹp đều đặn hàng tuần.
Cách phòng, chống rệp giường
Có nhiều biện pháp để phòng, chống rệp giường hút máu. Cách phòng chống rệp đơn giản nhất là cần vệ sinh thường xuyên hàng tháng chăn, màn, giường, chiếu, khe kẽ tủ, bàn, ghế; phơi, quét dọn, lau chùi sạch nhà ở...
Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp diệt rệp như dùng nước sôi, mỗi 200 lít nước sôi cho vào 200 gam xà phòng bột hoặc 1 bánh xà phòng giặt vào, quấy cho tan đều, tưới vào các khe kẽ có rệp. Công việc này nên thực hiện mỗi tuần một lần và liên tục trong 5-6 tuần liền.
Có thể dùng que nhọn khêu, ngoáy vào những khe kẽ có rệp trú ẩn hoặc dùng máy hút bụi hút rệp, diệt rệp; phơi nắng các vạt giường, chiếu, mệm... hoặc dùng các chất hấp dẫn kiến đến ăn rệp.
Một kinh nghiệm dân gian thường áp dụng để phòng, chống rệp là dùng lá sen tươi trải lên giường nơi có rệp trú ẩn, mỗi giường nằm rải từ 4-5 lá sen tươi; sau một thời gian rệp sẽ biến mất.
- Ruồi cánh bướm hay ruồi cống và cách tiêu diệt chúng (30.05.2023)
- Top những loại thuốc diệt mọt gỗ đơn giản và hiệu quả tại nhà (30.05.2023)
- Nhận biết và ngăn ngừa con mọt gạo (30.05.2023)
- Mối cánh và cách xử lý mối cánh hiệu quả (29.05.2023)
- Kiến cánh và mẹo đuối kiến cánh bay vào nhà hiệu quả (29.05.2023)
- Nhận biết mối gỗ và cách phòng chống mối gỗ hiệu quả (20.05.2023)
- Dấu hiệu nhận biết mối xuất hiện và phá hoại nhà bạn? (27.04.2023)
- Vòng đời và tuổi thọ của muỗi là bao lâu? Những cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất (27.04.2023)
- Cách đuổi ruồi ra khỏi nhà cực đơn giản mà hiệu quả (27.04.2023)
- Top 5+ Loại thuốc phòng chống mối hiệu quả cho công trình xây dựng (22.04.2023)