Trị mọt gỗ như thế nào có thể vừa xóa sổ chúng vừa đảm bảo an toàn cho gia đình luôn là vấn đề mọi người quan tâm. Nếu không trị mọt gỗ đúng cách, mọt gỗ sẽ nhanh chóng lây lan qua các vật dụng khác gây mất thẩm mỹ, hư hại thậm chí còn ảnh hưởng đến kết cấu an toàn của nội thất.
Dưới đây Dịch vụ diệt côn trùng Đà Nẵng 5S tổng hợp một số cách diệt mối đơn giản, an toàn ngay tại nhà. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cách phòng chống mọt tại nhà hiệu quả hơn.
Tìm hiểu về mọt gỗ
Mọt gỗ là gì?
Mọt gỗ hay còn gọi là kiến trắng, là loại côn trùng gây hại thuộc họ bọ cánh cứng. Mọt gỗ có hàm khỏe, thường có màu nâu đỏ hoặc đen, lông hơi ngả xám. Mọt trưởng thành thường có chiều dài từ 10 đến 25 mm, ấu trùng của chúng thường có màu trắng xám và dài đến 35 mm. Mọt gỗ chuyên đục khoét, phá hoại gỗ và hạt ngũ cốc nên nó là mối đe dọa cho bàn ghế cũng như các đồ dùng nội thất bằng gỗ trong gia đình.
Mọt gỗ không cắn, đốt người cũng như chúng không gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhưng mọt gỗ vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bởi khi mọt làm tổ phá hoại trong nhà, chúng sẽ tạo nên bụi và nấm mốc, các bào tử nấm mốc từ đó sẽ phát tán trong không khí, khi hít phải, các bào tử này sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp như: hắt hơi, ho và lâu dần sẽ dẫn đến dị ứng đường hô hấp.
Nguyên nhân xuất hiện mọt gỗ
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và độ ẩm cao quanh năm nên đây là điều kiện lý tưởng để mối gỗ xâm nhập, phát triển cũng như phá hủy kết cấu nhà, đồ gia dụng. Đây là nguyên nhân lớn nhất và khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế sự phát triển của chúng bằng cách không đặt các đồ gỗ gần khu vực ẩm ướt và thường xuyên phơi nắng các đồ gia dụng.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến mọt gỗ xâm nhập là các sản phẩm đồ dùng từ gỗ khi đưa vào sử dụng chưa qua xử lý côn trùng hoặc chưa phơi sấy khô kỹ khiến kết cấu và độ ẩm bên trong sản phẩm thích hợp cho mối mọt sinh trưởng phát triển.
Cách nhận biết đồ gỗ đang bị mọt phá hoại
Mọt gỗ thường đục lỗ rồi chui vào gỗ, sinh sống và đẻ trứng, trứng sau khi nở thành sâu non sẽ tiếp tục đào khoét gỗ làm hang, ăn gỗ cho tới khi chúng trưởng thành và tiếp tục vòng đời tiếp theo. Tốc độ sinh sản và trưởng thành của mọt gỗ khoảng từ 10-15 ngày nên đồ gỗ dễ dàng bị phá hoại nhanh chóng. Cách tốt nhất để biết được đồ gỗ của bạn đang bị, mọt gỗ phá hoại đó chính là quan sát. Nếu đồ gỗ của bạn đang bị mối mọt phá hoại thì trên gỗ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
Trứng: Trong các khe nứt của các vật dụng bằng gỗ thường có trứng của mọt gỗ…. Trứng mọt gỗ thường lớn, dễ quan sát bằng mắt thường
Phân mọt và bột gỗ: Sau khi đục và ăn gỗ, phân mọt và bột gỗ thường rơi ngay phía dưới mặt gỗ, đây là nơi những con trưởng thành xuất hiện và đang phát triển.
Lỗ nhỏ li ti trên bề mặt gỗ: Trên bề mặt gỗ xuất hiện những lỗ nhỏ hình oval hoặc tròn đường kính 1-2mn.
Cách trị mọt gỗ
Cách đuổi mối bằng tinh dầu sả, cam hoặc bạc hà
Mùi gỗ kết hợp mùi ẩm thường thu hút loại mối, tuy nhiên chúng lại rất ghét mùi tinh dầu sả, cam hoặc bạc hà. Các loại tinh dầu này có tác dụng đuổi mối cũng như tác động tích cực đến sức khỏe con người bởi hoạt chất thơm dịu nhẹ, xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng và thậm chí trầm cảm.
Bạn chỉ cần bôi hoặc dùng xilanh bơm trực tiếp các loại tinh dầu này lên đồ gỗ để ngăn chặn cũng như xóa sổ cuộc xâm lăng của bọn chúng.
Bạn có thể tìm mua các loại tinh dầu ở các cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên bán đồ xây dựng, bán thuốc diệt côn trùng, siêu thị hoặc đặt hàng trực tuyến.
Nếu chưa thể tìm mua được, bạn có thể sử dụng dầu gió để đuổi chúng bởi trong dầu gió có tinh chất bạc hà mà mối rất kỵ.
Đuôi mọt gỗ bằng ớt tươi
Đây cũng là một phương pháp diệt mọt đơn giản rất dễ thực hiện bởi nguyên liệu sẵn có trong bếp, bạn có thể cắt nhỏ ớt tươi đổ vào chén nhỏ đặt gần nơi có mọt gỗ. Như vậy có thể đuổi mọt và trành chúng quay lại
Cách phòng chống mọt gỗ
Cách tốt nhất để phòng chống mọt gỗ là phòng chống chúng ngay từ đầu để đem lại hiệu quả cao hơn cả cũng như tránh gây thiệt hại cho đồ nội thất. Đặc biệt, đối với những nơi đã có dấu hiệu bị mối mọt tấn công thì cần phải chú ý nhiều hơn và có biện pháp phòng chống mọt gỗ kịp thời nhất cho ngôi nhà của bạn.
Chọn chất liệu gỗ nguyên vẹn đã qua xử lý côn trùng
Đồ gia dụng trước khi dùng phải được xử lý côn trùng, ngâm ngập dung dịch có chứa vôi để đảm bảo không còn ấu trùng. Đối với những loại gỗ đã bị mọt gỗ xâm nhập thì nên thay thế hoặc đốt bỏ.
Phơi nắng
Thường xuyên phơi các loại đồ gỗ dưới ánh nắng mặt trời tối thiểu 2 – 3 tháng/lần. Ánh nắng mặt trời chính là cách diệt mọt gỗ cũng như bảo vệ đồ gỗ bền đẹp nhất.
Giữ cho tất cả đồ gỗ cũng như không gian trong nhà luôn khô thoáng
Đồ gỗ bị ẩm ướt là môi trường lý tưởng mà mối rất thích, chính vì vậy khi sử dụng nội thất gỗ các bạn nên hạn chế và tránh làm ẩm, ướt. Nếu như các món đồ gỗ bị ẩm ướt bạn có thể áp dụng các phương pháp như sấy, hay phơi nắng từ 1-2 ngày.
Tránh để đồ gỗ bị nứt hở
Đồ gỗ bị nứt hở cũng là cơ hội để mọt tấn công. Trong trường hợp này, tốt nhất nên niêm phong các vết nứt trên đồ gỗ lại. Đối với các vị trí tiếp xúc giữa bề mặt gỗ và bê tông thì nên trám kẽ hở bằng loại keo trám kẽ hở chuyên dụng.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn một số cách phòng ngừa cũng như cách trị mọt gỗ từ thiên nhiên đơn giản. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn phòng chống mối mọt và xử lý mối mọt cho đồ gỗ trong gia đình mình một cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp mối xuất vượt tầm kiểm soát, bạn hãy liên hệ Dịch vụ diệt côn trùng Đà Nẵng 5S để được hỗ trợ diệt mối triệt để. Hotline tư vấn: 0989.225.989
Tin liên quan
- Cách xử lý gỗ chống mối mọt (04.04.2019)
- Dịch vụ diệt muỗi - diệt côn trùng chuyên nghiệp (04.04.2019)
- Dịch vụ diệt gián - dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp (04.04.2019)
- Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi an toàn và tiện ích (04.04.2019)
- Một số mẹo đuổi chuột ra khỏi nhà (04.04.2019)
- Mẹo đuổi chuột tự nhiên không cần dùng đến thuốc (04.04.2019)
- Mẹo đuổi và diệt muỗi hiệu quả (04.04.2019)
- Dịch vụ diệt muỗi hiệu quả (04.04.2019)
- Dịch vụ diệt gián tại nhà tiện ích (04.04.2019)
- Dịch vụ diệt và đuổi chuột ra khỏi nhà tiện ích (04.04.2019)